Phục vụ Casablanca_(lớp_tàu_sân_bay_hộ_tống)

Cho dù được chỉ định như những tàu sân bay hộ tống vận tải, lớp Casablanca lại được sử dụng thường xuyên hơn cùng các chiến dịch đổ bộ của các hạm đội lớn, nơi yếu tố tốc độ không quan trọng và có thể kết hợp liên đội không lực nhỏ của chúng lại để có hiệu quả như một tàu lớn hơn. Hoạt động xuất sắc nhất của chúng là trong Trận chiến ngoài khơi Samar, nơi đơn vị đặc nhiệm Taffy 3 bao gồm sáu con tàu như vậy cùng lực lượng hộ tống bao gồm ba tàu khu trục và bốn tàu khu trục hộ tống đã chiến đấu chống lại những tàu chiến chủ lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Cuộc chiến tự vệ tuyệt vọng của chúng không chỉ bảo vệ được phần lớn lực lượng của mình, mà còn khiến đối thủ phải quay mũi rút lui đơn thuần chỉ dựa vào máy bay trang bị bom mảnh thông thường, ngư lôi, mìn sâu, súng máy và pháo 5 in (130 mm)/38 caliber của chính họ.

Được giao vai trò hỗ trợ tác chiến trên bộ và tuần tra chống tàu ngầm, chúng không được vũ trang ngư lôi và bom xuyên thép để đối phó với những hạm tàu nổi hạng nặng. Taffy 3 được dự định bảo vệ bởi các tàu sân bay và thiết giáp hạm thuộc Đệ tam Hạm đội dưới quyền Đô đốc William Halsey, nhưng hạm đội này đã rời vị trí truy đuổi một lực lượng tàu sân bay đối phương đóng vai trò mồi nhữ, vô tình khiến Taffy 3 trở thành lực lượng duy nhất chặn đường hạm đội hùng mạnh của Nhật Bản với lực lượng đổ bộ không có khả năng tự vệ trong vịnh Leyte. Các con tàu vũ trang nhẹ này chỉ có một pháo 5-inch gắn phía đuôi; tuy nhiên hai chiếc trong số chúng, St. LoKalinin Bay, trở thành những tàu sân bay Hoa Kỳ từng bắn trúng tàu chiến đôi phương bằng pháo của chính nó. St. Lo bắn trúng một tàu khu trục Nhật, còn Kalinin Bay gây hư hại cho một tàu tuần dương lớp Myōkō với hai phát đạn pháo bắn trúng. Có những chứng cứ cho thấy sáu phát đạn pháo 5-inch bắn từ USS White Plains có thể đã bắn trúng tàu tuần dương Chōkai từ khoảng cách 11.700 yd (10.700 m), một trong số đó bắn trúng giữa tàu bên mạn phải đã gây ra vụ nổ thứ cấp (có thể do ngư lôi của chính Chōkai) gây ra hư hại nặng đến mức phải bỏ tàu. Tuy nhiên tài liệu phía Nhật Bản thu thập được sau chiến tranh không xác nhận điều này, báo cáo hư hại này gây ra bởi các đợt không kích.

Một thành tích khác của lớp Casablanca ghi nhận từ chiếc Guadalcanal dưới quyền Đại tá Hải quân Daniel V. Gallery, khi hoạt động như là hạt nhân của một đội tìm-diệt tàu ngầm tại Đại Tây Dương, đã góp công vào việc chiếm giữ tàu ngầm U-boat Đức U-505 và thu giữ được nhiều tin tức tình báo quan trọng. Đây là lần đầu tiên Hải quân Hoa Kỳ chiếm được một tàu đối phương kể từ cuộc Chiến tranh 1812, và Guadalcanal cũng là tàu sân bay duy nhất hoạt động không lực đang khi kéo một tàu đối phương.

Trong tổng số mười một tàu sân bay Hoa Kỳ bị mất trong Thế chiến II, sáu chiếc là tàu sân bay hộ tống, và năm chiếc trong số đó thuộc lớp Casablanca: